Các huyệt vùng lưng:
Huyệt Đại chùy :
▪ Vị trí: Dưới mỏm gai đốt sống cổ C7
▪ Giải phẫu:
- Dưới da là gân cơ thang, gân cơ trán, gân cơ răng bé sau – trên, cơ gối đầu, cơ gian gai,
cơ ngang gai, dây chằng trên gai, dây chằng gian gai, dây chằng vàng, ống sống.
- Thần kinh vận động cơ là nhánh của dây thần kinh sọ não XI, các nhánh của đám rối
cổ, các nhánh của thần kinh sống. Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh D3.
▪ Tác dụng: Trị đau vùng cổ gáy, đau cứng lưng, nhức đầu, sốt, sốt rét, cảm cúm, ho,
hen…
Huyệt Phế du :
▪ Vị trí: Giữa đốt sống lưng D3-D4 đo ra hai bên, mỗi bên 1,5 thốn.
▪ Giải phẫu:
- Dưới da là cơ thang, cơ trám, cơ răng cưa bé sau-trên, cơ gối cổ, cơ lưng dài, cơ cổ dài,
cơ bán gai của đầu, cơ bán gai của cổ, cơ ngang sườn, phổi.
- Thần kinh vận động cơ là nhánh dây thần kinh sọ não số XI, nhánh đám rối cổ sâu,
nhánh của đám rối cánh tay, nhánh của dây thần kinh gian sườn, 3 nhánh của dây sống
lưng 3.
- Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh D3.
▪ Tác dụng: Trị đau lưng, đau thần kinh liên sườn, đau cổ gáy, cứng gáy, sốt, ho, hen
suyễn…
Huyệt Thận du :
▪ Vị trí: Giữa đốt sống lưng L2-L3 đo ra hai bên, mỗi bên 1,5 thốn.
▪ Giải phẫu:
- Dưới da là cân ngực-thắt lưng của cơ lưng to, cơ răng bé sau-dưới, cơ lưng dài, cơ
ngang gai, cơ gian mỏm ngang, cơ vuông thắt lưng, cơ đái- chậu.
- Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh L1 hoặc L2.
▪ Tác dụng: Trị đau thắt lưng, di mộng tinh, kinh nguyệt không đều, đái dầm, đái đục, đái máu, ù tai, hoa mắt, chóng mặt…
Huyệt Đại trường du :
▪ Vị trí: Giữa đốt sống lưng L4-L5 đo ra hai bên, mỗi bên 1,5 thốn.
▪ Giải phẫu:
- Dưới da là cân ngực-thắt lưng của cơ lưng to, khối cơ chung của các cơ rãnh cột
sống. Trước mỏm ngang có cơ vuông thắt lưng, cơ đái-chậu.
- Thần kinh vận động cơ là nhánh của đám rối cánh tay, nhánh của dây sống thắt lưng
4, nhánh của đám rối thắt lưng.
- Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh L3 hoặc L4.
▪ Tác dụng: Trị đau thắt lưng, đau thần kinh tọa, đau bụng, tiêu chảy, táo bón, liệt chi
dưới…
Huyệt Tiểu trường du
▪ Vị trí: Giữa đốt sống lưng S1-S2 đo ra hai bên, mỗi bên 1,5 thốn.
▪ Giải phẫu:
- Dưới da là cân của cơ lưng to, khối cơ chung của các cơ ở rãnh cột sống, xương
cùng.
- Thần kinh vận động cơ là nhánh của đám rối cánh tay, nhánh của dây thần kinh
sống cùng 1.
- Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh L5 hoặc S1.
▪ Tác dụng: Trị đau vùng thắt lưng cùng, đau khớp cùng chậu, đau bụng, táo bón, tiêu
chảy, di tinh…
Huyệt Mệnh môn :
▪ Vị trí: Dưới mỏm gai đốt sống thắt lưng L2
▪ Giải phẫu:
- Dưới da là cân ngực-thắt lưng của cơ lưng to, chỗ bám của cơ răng bé sau-dưới, cơ
gian gai, cơ ngang gai, dây chằng gian gai, dây chằng trên gai, dây chằng vàng, ống
sống.
- Thần kinh vận động cơ là các nhánh của dây thần kinh sống.
- Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh D.11.
▪ Tác dụng: Trị đau thắt lưng, di mộng tinh, liệt dương…
Huyệt Phế du :
▪ Vị trí: Giữa đốt sống lưng D3-D4 đo ra hai bên, mỗi bên 1,5 thốn.
▪ Giải phẫu:
- Dưới da là cơ thang, cơ trám, cơ răng cưa bé sau-trên, cơ gối cổ, cơ lưng dài, cơ cổ dài,
cơ bán gai của đầu, cơ bán gai của cổ, cơ ngang sườn, phổi.
- Thần kinh vận động cơ là nhánh dây thần kinh sọ não số XI, nhánh đám rối cổ sâu,
nhánh của đám rối cánh tay, nhánh của dây thần kinh gian sườn, 3 nhánh của dây sống
lưng 3.
- Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh D3.
▪ Tác dụng: Trị đau lưng, đau thần kinh liên sườn, đau cổ gáy, cứng gáy, sốt, ho, hen
suyễn…
Huyệt Quyết âm du :
▪ Vị trí: Giữa đốt sống lưng D4-D5 đo ra hai bên, mỗi bên 1,5 thốn.
▪ Giải phẫu:
- Dưới da là cơ thang, cơ trám, cơ răng bé sau-trên, cơ gối cổ, cơ lưng dài, cơ cổ dài,
cơ bán gai của đầu, cơ bán gai của cổ, cơ ngang-gai, cơ ngang-sườn, phổi.
- Thần kinh vận động cơ là nhánh của dây sọ não số XI, nhánh của đám rối cổ sâu,
nhánh của đám rối cánh tay, nhánh của dây thần kinh gian sườn 4 và nhánh của dây
sống lưng 4.
- Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh D4.
▪ Tác dụng: Trị đau lưng, đau thần kinh liên sườn, hồi hộp, đánh trống ngực
Huyệt Tâm du :
▪ Vị trí: Giữa đốt sống lưng D5-D6 đo ra hai bên, mỗi bên 1,5 thốn.
▪ Giải phẫu:
- Dưới da là cơ thang, cơ trám, cơ lưng dài, cơ bán gai của cổ, cơ ngang gai, cơ ngang
sườn, vào trong là phổi.
- Thần kinh vận động cơ là nhánh của dây thần kinh sọ não số XI, nhánh đám rối cổ
sâu, nhánh đám rối cánh tay, nhánh của dây thần kinh gian sườn 5 và nhánh dây
sống lưng 5.
- Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh D5.
▪ Tác dụng: Trị đau lưng, đau thần kinh liên sườn, hồi hộp, đánh trống ngực, hoảng hốt,
hay quên, động kinh, mất ngủ…
Huyệt Cách du :
▪ Vị trí: Giữa đốt sống lưng D7-D8 đo ra hai bên, mỗi bên 1,5 thốn.
▪ Giải phẫu:
- Dưới da là cơ thang, cơ lưng to, cơ lưng dài, cơ bán gai của ngực, cơ ngang - gai,
cơ ngang - sườn, vào trong là phổi.
- Thần kinh vận động cơ là nhánh của dây thần kinh sọ não XI, nhánh của đám rối cổ
sâu, nhánh của đám rối cánh tay, nhánh của dây thần kinh gian sườn 7 và nhánh của
dây sống lưng 7.
- Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh D7.
Tác dụng: Trị đau lưng, đau thần kinh liên sườn, nấc, kém ăn, sốt, ra mồ hôi trộm,
huyết hư, huyết nhiệt.

Huyệt Can du :
▪ Vị trí: Giữa đốt sống lưng D9-D10 đo ra hai bên, mỗi bên 1,5 thốn.
▪ Giải phẫu:
- Dưới da là cơ thang, cơ lưng to, cơ lưng dài, cơ bán gai của ngực, cơ ngang - gai,
cơ ngang - sườn, vào trong là phổi.
- Thần kinh vận động cơ là nhánh của dây thần kinh sọ não XI, nhánh của đám rối cổ
sâu, nhánh của đám rối cánh tay, nhánh của dây thần kinh gian sườn 9 và nhánh của
dây sống lưng 9.
- Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh D9.
▪ Tác dụng: Trị đau lưng, đau thần kinh liên sườn, hoa mắt, chóng mặt, đau mắt, đau dạ
dày, đau tức hông sườn, vàng da…
Huyệt Đởm du :
▪ Vị trí: Giữa đốt sống lưng D10-D11 đo ra hai bên, mỗi bên 1,5 thốn.
▪ Giải phẫu:
- Dưới da là cơ lưng to, cơ lưng dài, cơ bán gai của ngực, cơ ngang gai, cơ ngang
sườn. Bên trái là Phổi, bên phải là Gan.
- Thần kinh vận động cơ là nhánh của đám rối cánh ay, nhánh của dây thần kinh gian
sườn 10 và nhánh của dây sống lưng 10.
- Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh D10.
▪ Tác dụng: Trị đau lưng, đau thần kinh liên sườn, đầy bụng, nôn mửa, đắng miệng,
vàng da…
Huyệt Tỳ du :
▪ Vị trí: Giữa đốt sống lưng D11-D12 đo ra hai bên, mỗi bên 1,5 thốn.
▪ Giải phẫu:
- Dưới da là cân ngực-thắt lưng của cơ lưng to, cơ răng bé sau-dưới, cơ lưng dài, cơ
bán gai của ngực, cơ ngang gai, cơ ngang sườn, tuyến thượng thận.
- Thần kinh vận động cơ là nhánh đám rối cánh tay, nhánh dây thần kinh gian sườn
11 và nhánh của dây sống lưng 11.
- Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh D11.
▪ Tác dụng: Trị đau lưng, đau thần kinh liên sườn, ăn kém, đầy bụng, nấc, tiêu chảy,
vàng da, phù thủng…
Huyệt Vị du :
▪ Vị trí: Giữa đốt sống lưng D12-L1 đo ra hai bên, mỗi bên 1,5 thốn.
▪ Giải phẫu:
- Dưới da là cân ngực-thắt lưng của cơ lưng to, cơ răng bé sau-dưới, cơ lưng dài, cơ
ngang gai, cơ gian mỏm ngang, cơ vuông thắt lưng, cơ đái-chậu.
- Thần kinh vận động cơ là nhánh của đám rối cánh tay, nhánh dây thần kinh gian
sườn 1, nhánh dây sống lưng 12, nhánh của đám rối thắt lưng.
- Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh D12.
▪ Tác dụng: Trị đau lưng, đau dạ dày, đầy bụng, nôn, tiêu chảy…
Huyệt Bàng quang du :
▪ Vị trí: Giữa đốt sống lưng S2-S3 đo ra hai bên, mỗi bên 1,5 thốn.
▪ Giải phẫu:
- Dưới da là cân của cơ lưng to, khối cơ chung của các cơ ở rãnh cột sống xương cùng 2.
- Thần kinh vận động cơ là nhánh của đám rối cánh tay, nhánh của dây thần kinh sống
cùng 2.
- Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh S1 và S2.
▪ Tác dụng: Trị đau vùng thắt lưng cùng, đau khớp cùng chậu, bí đái, đái buốt, đái gắt,
đái dầm…
Huyệt Định suyễn :
▪ Vị trí: Từ huyệt Đại chùy đo ngang ra 0,5 thốn
▪ Giải phẫu:
- Dưới da là gân cơ thang, gân cơ trán, gân cơ răng bé sau – trên, cơ gối đầu, cơ gian gai,
cơ ngang gai, dây chằng trên gai, dây chằng gian gai.
- Thần kinh vận động cơ là nhánh của dây thần kinh sọ não XI, các nhánh của đám rối
cổ, các nhánh của thần kinh sống.
- Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh D3.
▪ Tác dụng: Trị ho, hen, khó thở
DƯỠNG SINH TRUNG NGUYÊN